Chính sách Bumiputera_(Malaysia)

NEP dựa trên sắc tộc chứ không dựa trên cơ sở tước đoạt. Chẳng hạn, toàn bộ Bumiputra bất kể tình trạng tài chính đều được giảm giá 7% đối với nhà ở hoặc bất động sản, bao gồm những lô xa xỉ; trong khi người không phải Bumiputra có thu nhập thấp sẽ không nhận được giúp đỡ tài chính như vậy. Các chính sách ưu đãi khác bao gồm hạn ngạch trong nhập học tại -các thể chế giáo dục của chính phủ, điều kiện học bổng công, đánh dấu các bài kiểm tra đại học, các lớp học đặc biệt chỉ có bumiputra trước kỳ thi kết thúc kỳ học đại học. Hầu hết các chính sách này được lập ra trong giai đoạn chính sách kinh tế mới Malaysia (NEP). Nhiều chính sách tập trung vào nỗ lực nhằm đạt tỷ lệ cổ phần của bumiputra trong doanh nghiệp, ít nhất là 30%. Ismail Abdul Rahman đề xuất mục tiêu này sau khi chính phủ không thể đồng thuận một mục tiêu chính sách phù hợp.[8]

Trong một báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, có đoạn mô tả:"Nhiều trong số các chính sách ưu tiên có tính không trong sáng, việc thi hành chi tiết phần lớn được giao cho các bộ khác nhau và công vụ viên trong các bộ đó. Các chính sách và việc thực hiện có khác biệt lớn. Một số việc được thực hiện rõ ràng và theo luật định, trong khi những điều khác không có tính chính thức, gây nhiều mập mờ cho các nhà đầu tư tiềm năng. Bản thân dịch vụ công là đối tượng mà Bumiputra được hưởng ưu tiên trong tuyển dụng... Một số nhóm Bumiputra bảo thủ lên tiếng phản đối mạnh mẽ bất kỳ thay đổi đáng kể nào về quyền ưu tiên rộng rãi này."[12]

Một số ví dụ về các chính sách này:

  • Các công ty niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán Kuala Lumpur phải đáp ứng yêu cầu có 30% cổ phần thuộc sở hữu của bumiputra. Các công ty ngoại quốc hoạt động tại Malaysia cũng cần đáp ứng điều kiện này.[cần dẫn nguồn]
  • Trong một giai đoạn giới hạn, một tỷ lệ nhất định nhà ở mới tại bất kỳ dự án phát triển nào cũng phải dành để bán cho các chủ sở hữu bumiputra. Các doanh nghiệp phát triển nhà nào cũng phải cung cấp mức giảm giá tối thiểu 7% cho người mua bumiputra đối với các mảnh bất động sản này. Các nhà ở chưa bán được còn lại sau một thời gian xác định sẽ được phép bán cho người phi bumiputra nếu các nhà phát triển chứng minh đã nỗ lực thực hiện theo yêu cầu.[cần dẫn nguồn]
  • Các quỹ tương hỗ do chính phủ vận hành (và đảm bảo lợi nhuận) hiện diện để phục vụ riêng cho những khách hàng bumiputra. Amanah Saham Nasional (ASN) có tỷ lệ hoàn vốn xấp xỉ 3 đến 5 lần so với các ngân hàng thương nghiệp địa phương.[cần dẫn nguồn]
  • Nhiều dự án do chính phủ làm chủ thầu có yêu cầu rằng các công ty dự thầu phải thuộc sở hữu của bumiputra. Yêu cầu này khiến các công ty phi bumiputra liên thủ với các công ty bumiputra để giành được dự án, thực tế này được gọi là "Ali Baba". Ali là chỉ bumiputra, được đưa vào chỉ nhằm thỏa mãn yêu cầu này, còn Baba (phi bumiputra) sẽ trả cho Ali một số tiền nhất định.[cần dẫn nguồn]
  • Các dự án được dành cho nhà thầu bumiputra tạo điều kiện để họ có thể thành thạo trong một số lĩnh vực.[cần dẫn nguồn]
  • Các giấy phép phê chuẩn (APs) đối với ô tô cũng ưu tiên cho bumiputra được nhập khẩu xe. Các công ty ô tô muốn nhập khẩu ô tô cần phải có một giấy phép. APs ban đầu được lập ra nhằm cho phép bumiputra tham gia ngành công nghiệp ô tô, vì chúng được cấp cho các công ty có ít nhất 70% qưyền sở hữu bumiputra.[cần dẫn nguồn]

Do kết quả từ các chính sách trên, nhiều cá nhân bumiputera có quan hệ tốt đã nhanh chóng trở thành triệu phú. Theo cựu Bộ trưởng Công-Thương Tan Sri Rafidah Aziz thì chính sách này tạo ra "những người Mã Lai vượt trội". Năm 2005, bà phát biểu rằng: "Nếu như có các doanh nhân Mã Lai trẻ tuổi có công ty thành công thì chúng tôi đánh giá cao thành công của họ, chũng tôi muốn những người Mã Lai vượt trội theo chuẩn glokal (toàn cầu và địa phương)". Bà cũng nói chính sách cấp phép phê chuẩn đã sản sinh nhiều doanh nhân bumiputera trong ngành ô tô.[13]

Kể từ năm 2000, chính phủ đã thảo luận về việc loại bỏ dần các chương trình hành động khẳng định và khôi phục "chế độ nhân tài". Năm 2003, họ bắt đầu hệ thống "chế độ nhân tài theo mô hình Malaysia" về nhập học đại học. Việc nhập học trong các đại học công lập không dựa trên một kỳ thi chung như SAT hay A-Levels, mà dựa trên hai hệ thống song song, Bumiputra chiếm đa số áp đảo người trúng tuyển chương trình dự tuyển 1 năm. Có niềm tin phổ biến rằng yêu cầu nhập học trong các đại học công lập sẽ dễ dàng hơn đối với các sinh viên dự tuyển 1 năm và khó khăn hơn đối với các sinh viên STPM 2 năm.[cần dẫn nguồn]

Hạn ngạch cũng tồn tại trong học bổng JPA, các học bổng toàn phần cho sinh viên học tập tại các đại học hàng đầu thế giới. Các học bổng này được trao dựa trên cơ sở kết quả SPM, dân tộc và hạn ngạch nhất định. Người nhận học bổng JPA được đưa vào các chương trình dự bị đại học được lựa chọn do chính phủ cung cấp, từ đó họ xin học tại các đại học.[cần dẫn nguồn]

Malaysia yêu cầu các công dân mang theo một thẻ nhận dạng có tên là MyKad. Các thẻ thông minh này xác định các công dân là người Hồi giáo hoặc không theo Hồi giáo.[14] Bất kỳ công dân Malaysia nào cũng có thể tự tuyên bố là người Hồi giáo song thẻ nhận dạng không chỉ rõ người mang nó có thuộc bumiputera hay không.Bản mẫu:Clarification

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bumiputera_(Malaysia) http://atimes.com/atimes/Southeast_Asia/FJ02Ae05.h... http://web5.bernama.com/events/umno2005/news.php?i... http://www.economist.com/node/1677328 http://www.helplinelaw.com/law/constitution/malays... http://www.helplinelaw.com/law/constitution/malays... http://www.malaysiakini.com/news/30623 http://www.temiar.com/temiar.html http://www.theborneopost.com/?p=60757 http://www.themalaymailonline.com/malaysia/article... http://www.themalaysianinsider.com/index.php/malay...